Cung kính và tôn trọng đối với mọi người
1.- Lời thăm hỏi, nghĩa là hỏi thăm sức khỏe hoặc hỏi thăm về công ăn việc làm, đồng thời hỏi thăm về con cái trong gia đình của người khác, đó là sự cung kính và tôn trọng người thứ nhất.
2.- Cúi đầu bái kính, nghĩa là khi gặp người khác, dù người trưởng thượng hay là những người bằng tuổi chúng ta hoặc trẻ con nhỏ hơn ta, ta đều cúi đầu bái kính, đó là sự cung kính và tôn trọng người khác thứ hai.
3- Dơ một tay xá hay đưa tay vẫy chào khi ở xa; nếu đối diện nhau thì bắt tay nhau nhưngười Âu Mỹ, đó là sự cung kính và tôn trọng chào hỏi lẫn nhau.
4- Chấp hai tay xá nghĩa là khi gặp nhau chấp hai tay lại xá nhau theo người Ấn Độ và tín đồ Phật giáo, đó là sự cung kính và tôn trọng lẫn nhau thứ tư.
5- Co hai đầu gối nhún: nghĩa là khi hai người gặp nhau họ co hai đầu gối nhún ba cái. Đó là cách thức chào nhau của những dân tộc bộ lạc thiểu số ở miền rừng núi, thứ năm.
6- Quỳ dài nghĩa là người tín đồ khi vào đền thờ Thần, họ quỳ hai gối xuống, hai tay buông thỏng theo thân mình, gọi là quỳ dài.
Đó là sự cung kính và tôn trọng Thần linh của tín đồ ngoại đạo.
7- Hai tay chấp lại và đầu gối quỳ xuống đó là sự cung kính và tôn trọng của tín đồ Phật giáo.
8- Ngũ luân đều co, có nghĩa là đầu, hai tay và hai chân đều co lại đó là sự lễ Phật, cách thức cung kính và tôn trọng của Phật giáo.
9- Nằm sát đất có nghĩa là đầu, hai tay và hai chân nằm sát đất không nhúc nhích. Hành động đó là tỏ lòng hết sức cung kính và tôn trọng, mà còn có nghĩa là sợ hãi.
Gợi ý
-
Cung kính
tỏ lòng tôn trọng, kính mến, không có chút lòng khinh bỉ xem thường, luôn luôn ngưỡng mộ mến yêu.
-
Cung kính, tuỳ thuận bậc Đạo Sư
phải hết lòng cung kính tôn trọng, phải sống như Thầy của mình, nói lên được lòng cung kính ở nội tâm.
-
Cung kính, tuỳ thuận chúng Tăng
hãy chọn Tăng thanh tịnh giới làm Thầy, làm Đạo Sư. Khi chọn đúng bậc Đạo Sư thì ta nên y chỉ sống như bậc Đạo Sư của mình không hề sai khác Người, lúc nào cũng gần gũi thân cận Người để thưa hỏi những điều cần biết, cần...
-
Cung kính, tuỳ thuận học Pháp
Phải nghiên cứu tất cả hạnh Phạm Thiên tức là giới luật của Phật. Hạnh Phạm Thiên gồm có giới đức, giới hạnh và giới hành, là đức hạnh nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người của Đạo Phật.Phải sống như giới luật dạy, giới...
-
Cung kính, tuỳ thuận không phóng dật
phải cung kính, tôn trọng hạnh độc cư, vì có cung kính, tôn trọng hạnh độc cư thì tâm mới không phóng dật. Sống độc cư là sống phòng hộ sáu căn, là giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý không cho dính mắc sáu trần (sắc, thinh, hương,...
-
Cung kính, tuỳ thuận lễ phép xã giao
Tức là khéo léo thiện xảo thích ứng trong mọi hoàn cảnh về oai nghi tế hạnh của một người tu tập theo chánh pháp Nguyên Thủy.
-
Cung kính, tuỳ thuận Pháp
Phải cung kính cho đúng pháp, duy nhất chỉ có Pháp Thiện, phải từ trên pháp Tứ Niệm Xứ, phải tu tập từ pháp dễ đến pháp khó hơn. Bắt đầu là phải tu pháp Tứ Chánh Cần, trên Tứ Chánh cần phải tu Tứ Bất Hoại Tịnh (Tu Tứ...
-
Muốn học đức hạnh cung kính và tôn trọng lẫn nhau
thì ta phải biết tôn trọng và cung kính pháp bảo của Phật, tức là những lời dạy đạo đức của Đức Phật. Có cung kính và tôn trọng những lời dạy đạo đức của Đạo Phật thì mới có tâm từ bi; có tâm từ bi mới biết thương...
-
Sống cung kính, tuỳ thuận chúng Tăng
là y chỉ sống như bậc Đạo Sư của mình không hề sai khác, lúc nào cũng gần gũi thân cận Người để thưa hỏi những điều cần biết, cần tu tập; chứ không phải cung kính, tuỳ thuận, cúng dường trai tăng chúng Tăng phạm giới phá giới, chứ...
-
Sống cung kính, tuỳ thuận lễ phép xã giao
là khéo léo thiện xảo thích ứng trong mọi hoàn cảnh về oai nghi tế hạnh của một người tu tập theo chánh pháp Nguyên Thuỷ.
-
Đức cung kính và tôn trọng
gồm có ba cách cung kính và tôn trọng: 1 - Cung kính và tôn trọng pháp. 2 - Cung kính và tôn trọng người. 3 - Cung kính và tôn trọng mình.
-
Đức lễ tôn trọng và cung kính người
phải bằng hai cách: một là tâm cung kính; hai là hành động cung kính, trong hai hành động này nếu thiếu một hành động nào thì sẽ không thành đức lễ cung kính.